Công nghệ hiện đại ngày càng được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Đối với ngành thuế, việc đẩy mạnh giao dịch điện tử giữa người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế được chú trọng đặc biệt. Phương thức giao dịch điện tử giúp giảm thời gian kê khai thuế, tiết kiệm chi phí quản lý, minh bạch hóa các thủ tục hành chính... Hóa đơn điện tử đã được ngành thuế triển khai thí điểm nhiều năm nay và đang dần được phổ biến thay thế cho việc sử dụng hóa đơn giấy.

Vậy hóa đơn điện tử là gì? Sử dụng hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý như hóa đơn trên giấy không?

hóa đơn điện tử là gì

     Tại khoản 1, và khoản 3 Điều 3 thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ tài chính quy định:

"1. Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử phải đáp ứng được các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này.
...
Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất...
3. Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.
b) Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết
”.

     Hóa đơn điện tử được xác thực bằng chữ ký số công cộng do đó đảm bảo được tính pháp lý và tính chất bảo mật an toàn thông tin.

=>> Báo giá chữ ký số NEWCA, VNPT, Viettel, Vina-Ca...

     Như vậy, sử dụng hóa đơn điện tử là tất yếu, văn minh và hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.

Tags: